Tìm được các “mạnh thường quân” là một việc cần thiết mà các nhà tổ chức sự kiện mong muốn. Tuy nhiên, việc tìm kiếm nhà tài trợ không phải là lúc nào cũng đơn giản, dễ dàng. Trong bài viết này, VẠN ĐẮC PHÚC sẽ chia sẻ cùng Quý bạn đọc về kinh nghiệm trong việc tìm kiếm nhà tài trợ khi “chạy” sự kiện.
1. Xác định các đơn vị sẽ có lợi khi tài trợ cho sự kiện
Bạn định chọn ai làm nhà tài trợ khi tổ chức sự kiện?
Hãy nghiên cứu về đối tượng khách mời đến dự sự kiện là ai và nhu cầu của họ là gì. Những nhà tài trợ lý tưởng sẽ quan tâm đến nhóm đối tượng tham gia sự kiện này. Từ đó, bạn sẽ có được cái nhìn bao quát về việc nên đặt vấn đề mời đơn vị nào nhà tài trợ cho mình.
2. Tìm hiểu về các sự kiện mà họ đã tài trợ
Trước khi đặt vấn đề tài trợ với các đơn vị có khả năng thì chúng ta hãy bắt đầu bằng việc khảo sát, tìm hiểu về các sự kiện tương tự mà đơn vị này đã tài trợ trước đây. Nếu họ đã từng đồng ý với những event giống của bạn thì khả năng rất cao là lần này họ sẽ tiếp tục chi tiền cho đề xuất của chúng ta.
3. Trao đổi về lợi ích mà đơn vị tài trợ được hưởng
Luôn đặt lợi ích của nhà tài trợ lên đầu.
Các “mạnh thường quân” muốn biết được lợi ích mà họ sẽ nhận được từ việc tài trợ cho sự kiện của bạn. Hãy thẳng thắn trao đổi để họ thấy được những quyền lợi là thực sự rõ ràng.
4. Trình bày cách mà bạn sẽ tổ chức sự kiện
Hãy vạch ra nội dung và cách mà bạn sẽ tổ chức sự kiện để nhà tài trợ biết rõ hơn về nó. Việc làm này thực sự cần thiết và càng chi tiết càng tốt vì không phải ai cũng hiểu về công việc mà bạn đang làm.
5. Trình bày kế hoạch quảng bá (PR) cho sự kiện
Bạn sẽ tuyên truyền, quảng bá về sự kiện sắp diễn ra đến công chúng bằng cách nào và tên tuổi, cũng như hình ảnh của đơn vị tài trợ sẽ được chú ý ra sao? Nếu có thể, hãy lồng ghép khéo léo để mọi người có thể thấy được sự hiện diện của các nhà tài trợ trong event của bạn.
6. Xây dựng mối quan hệ với các đơn vị tài trợ
Hãy chứng minh cho những “mạnh thường quân” thấy được việc tài trợ cho sự kiện mà bạn tổ chức là hoàn toàn đúng đắn và mang lại lợi ích cho họ. Kết quả là, bạn sẽ xây dựng được mối quan hệ mật thiết với các đơn vị này. Nếu thành công thì việc họ sẽ “chi tiền” cho các sự kiện sau này của bạn là điều không phải bàn cãi.
Tóm lại, Điểm cốt lõi của việc tìm kiếm nhà tài trợ là phải đặt lợi ích và quyền lợi của họ lên đầu. Hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp bạn cảm thấy “dễ thở” hơn trong quá trình đi tìm nguồn “viện trợ” để thực hiện các Event của mình. Chúc các bạn thành công !